Hôn mê đái tháo đường

ThS Đào Đức Phong

Khoa Nội tiết BV Bạch Mai

1.Hôn mê ĐTĐ là gì?

 

Là biến chứng chuyển hoá cấp tính thường gặp ở bệnh nhân  ĐTĐ bao gồm hôn mê  nhiễm toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu. Đây là hai biến chứng rất nặng vì nếu không được phát hiện và điều trị sớm người bệnh sẽ có nguy cơ bị tử vong do các biến chứng như phù não, rối loạn điện giải, suy thận cấp,  nhiễm trùng cơ hội, tắc mạch ...

 

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng glucose trong máu tăng lên rất cao dẫn tới tình trạng mất nước và làm rối loạn điện giải gây tăng Natri trong máu. Nhiễm toan ceton là do cơ thể bị thiếu hụt insulin tuyệt đối làm cho một số tế bào không sử dụng được glucose thay vào đó tế bào phải phân giải chất mỡ để cung cấp năng lượng chính quá trình này sẽ tạo ra các thể ceton, nếu tạo ra với số lượng lớn sẽ gây ra các rối loạn về chuyển hoá gây độc với cơ thể.

 

Trên lâm sàng cần phân biệt với các nguyên nhân gây hôn mê khác đặc biệt là hôn mê hạ đường huyết.

 

 

2. Biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm

 

 

Hôn mê nhiễm toan ceton

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

Loại ĐTĐ

Thưòng gặp ĐTĐ typ 1  có thể gặp ở ĐTĐ typ 2

Thường gặp ở BN ĐTĐ typ 2 , người già

Xuất hiện

Thường đột ngột vài giờ tới vài ngày

Vài ngày đến cả tuần

Triệu chứng báo hiệu

BN tiểu nhiều hơn hàng ngày , tiểu đêm nhiều cảm giác khát, uống nhiều, gầy sút cân nhanh , mệt mỏi

Triệu chứng

Mất nước, mặt môi lưỡi đỏ, thở nhanh sâu, hơi thở mùi táo chín, có thể đau bụng,  buồn nôn, nôn, mạch nhanh, tụt HA

Mất nước rõ, mạch nhanh  tụt HA

 

Nặng có thể dẫn tới rối loạn ý thức:  lơ mơ, kích thích, hôn mê

Xét nghiệm

ĐM tăng vừa phải > 15 mmol/l

Ceton máu cao

 

Đường máu thường tăng rất cao > 33mmol/l

Áp lực thẩm thấu máu cao

       

 

 

Để chẩn đoán được các loại hôn mê này ngoài các triệu chứng trên thầy thuốc sẽ dựa vào xét nghiệm máu và nước tiểu.....ngoài ra có thể cần chụp phim, siêu âm, điện tim để tìm yếu tố khởi phát.

 

3 . Các yếu tố thuận lợi

 

3.1- Nhiễm khuẩn: Viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trùng bàn   chân, nhiễm khuẩn huyết,  ....

3.2- Có bệnh cấp tính như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, người già, tiêu chảy cấp.

3.3- Bỏ thuốc hoặc sử dụng thuốc không đủ liều.

3.4- Do tự ý sử dụng một số thuốc làm tăng đường huyết như thuốc lợi tiểu, corticoids.( Dexamethasone, Prednisolone, Kcort)......

3.5. Các yếu tố thuận lợi gây mất nước: nôn, đi ngoài phân lỏng, sốt….

 

4. Xử trí

 

- Uống đủ nước lọc theo nhu cầu và tới khám ngay các trung tâm y tế khi có các đấu hiệu gợi ý trên

- Tại các cơ sở chuyên khoa người bệnh sẽ được điều trị bằng truyền dịch bù nước và các chất điện giải và được tiêm hoặc truyền insulin

 

5.  Các biến chứng cấp tính này có thể phòng được không?       

 

Phòng bệnh quan trọng đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ:

a.      Tuân thủ chế độ ăn, chi độ luyện tập, tuyệt đối không tự động bỏ thuốc viên  /hoặc bỏ tiêm insulin

b.     BN cần biết tự theo dõi ĐH, thử ceton trong nước tiểu

c.      Cần tích cực chủ động tìm hiểu bệnh để học được  kỹ năng tự chỉnh glucose máu trong một số tình huống.

d.     Phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt, ho, tiểu buốt …để được khám và điều trị kịp thời.

e.      Không tự ý sử dụng các thuốc làm tăng đường huyết khi không có chỉ định của thầy thuốc.( thuốc corticoid, thuốc lợi tiểu, một số thuốc đông Y không rõ nguồn gôc)

f.       Khi có các dấu hiệu gợi ý tăng glucose máu và /hoặc tăng ceton  người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở chuyên khoa hoặc liên hệ với Bác sỹ hoặc điều duỡng của mình để được khám và tư vấn kịp thời.